Cuối cùng thì giờ khắc quan trọng nhất cuộc đời cũng đã đến: Đêm tân hôn – mở đầu cho đời sống tình dục của hai vợ chồng bạn. Thế nhưng, để nó trở thành điều tuyệt vời nhất thì không phải ai cũng biết cách.
Vai trò của đêm tân hôn trong đời sống vợ chồng
Dù rằng xã hội đã hiện đại thì quan niệm đêm tân hôn dành trọn những điều tuyệt vời nhất cho nhau vẫn còn khá nhiều. Bởi đơn giản đó là đêm mở đầu cuộc sống phòng the của hai vợ chồng, do đó, dù bạn đã “ăn cơm trước kẻng” hay chưa thì “chuyện ấy” đêm tân hôn vẫn là một điều không thể xem nhẹ. Sẽ càng quan trọng hơn nếu như bố mẹ bạn là những người khá cổ hủ và kĩ tính.
Và chỉ với riêng vợ chồng bạn, nếu như có một đêm tân hôn nồng nàn và say đắm thì đó sẽ là dấu hiệu tốt cho đời sống gối chăn sau này cũng như là điều thiêng liêng và đáng nhớ nhất trong cuộc đời hai người.
Trách nhiệm của người vợ và chồng trong đêm tân hôn
Người chồng: Giữ vai trò chủ đạo
Là người chủ động, người chồng sẽ đóng vai trò dìu dắt, “đưa” vợ đến những hạnh phúc và bất ngờ trong đêm tân hôn, do đó cần đến "kĩ thuật" và sự hiểu biết của người chồng trong vấn đề này. Để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong đêm tân hôn, người chồng cần tìm hiểu, đọc sách báo, phim ảnh để biết cách làm “chuyện ấy” một cách nghệ thuật nhất, không gây đau đớn cho vợ.
Giữ tâm lý thoải mái, khỏe mạnh, tự tin là một bí quyết để thành công. Chú ý đến “màn dạo đầu” thật lâu để làm nàng ngây ngất.
Người vợ: Khéo léo phối hợp với chồng
Người đàn ông đóng vai trò chủ đạo trong “chuyện ấy” đêm tân hôn nhưng phụ nữ cũng không thể xem nhẹ vị trí của mình. Bạn luôn phải là người phối hợp ăn khớp với chàng trong “chuyện ấy” để có một đêm thật sự thăng hoa và hoàn hào.
Những cách chuẩn bị cho đêm tân hôn của cô dâu mới:
- Đọc sách, tìm hiểu kĩ về cơ thể mình để tránh nỗi lo sợ, đau đớn khi “yêu”.
- Chăm sóc da toàn thân để có một thân hình hoàn hảo cho chàng trong đêm “động phòng hoa chúc”, lựa chọn bộ đồ ngủ ...y và quyến rũ nhất để tôn lên cơ thể ngọc ngà của bạn.
- Giữ gìn sức khỏe và tâm lý thoải mái khi “vào cuộc”, đừng quá căng thẳng và lo lắng.
- Gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn tránh việc có kinh vào đúng ngày tân hôn khiến chồng “không làm ăn” gì được. Có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ khỏe mạnh bằng cách dùng thuốc tránh thai trước 10 – 14 ngày cưới để không còn lo về “đèn đỏ”.
Có nhất thiết phải có đêm tân hôn?
Câu trả lời là “có” với “đêm tân hôn, nhưng không nhất thiết phải làm “chuyện ấy” nếu bạn cảm thấy mệt. Theo các trung tâm tư vấn hôn nhân, gia đình, chỉ có 50% cặp đôi "động phòng" thành công trong đêm đầu tiên, còn lại hầu hết đều gặp những vấn đề rắc rối khác nhau.
- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau một ngày tiếp khách, uống nhiều bia rượu và cả tháng chuẩn bị việc cưới xin thì đừng quan hệ mà hãy biến nó thành một đêm khám phá cơ thể và trêu đùa, tâm sự với nhau. Hãy âu yếm, nói với nhau những lời yêu thương và nghỉ ngơi cho lại sức để dành đến khi nào khỏe mạnh. Câu chuyện thú vị nhất để nói trong đêm tân hôn là ôn lại những kỷ niệm tình yêu của hai người. Đừng bao giờ vì quá mệt mà cả hai lăn ra ngủ không ai nói với nhau câu nào.
- Còn nếu khỏe mạnh thì hai vợ chồng hãy nói chuyện thật thoải mái về “chuyện ấy”, về quan niệm của cả hai cũng như những tình huống rắc rối có thể gặp phải khi "lâm trận" để biết đường phòng tránh và sau đó là hãy "vào cuộc" thật nhiệt tình và say mê.
Tư thế nào phù hợp trong đêm tân hôn?
Theo các nhà tâm lý học, tư thế truyền thống mặt đối mặt vẫn là được ưa chuộng nhất, dù bạn đã làm “chuyện đó” hay chưa. Tư thế này giúp bạn khám phá những đặc điểm của cơ thể nhau và tránh đi khá nhiều những tình huống nhạy cảm khi lên giường. Hãy để dành những cách sáng tạo trong lần sau bởi lần đầu vẫn luôn cần sự cẩn trọng và tỉ mỉ.