Tán gái là một nghệ thuật người tán gái là một nghệ sĩ.
Chapter 2:
Bài 1:
Nói như thế không phải là sẽ quay ra thù ghét em này với tư tưởng "loại người như thế thì cho nghỉ luôn". Đơn giản là vì sau khi từ chối như thế, nếu em này là người biết điều và có giáo dục thì em sẽ phải chủ động gọi điện đền cho gà một buổi khác. Còn nếu em không gọi điện đền cho gà thì việc gà tiếp tục gọi điện nài nỉ cũng sẽ không có hiệu quả gì nhiều, và thông điệp mà gà gửi cho em kia sẽ là "thời gian của anh không có tí giá trị nào cả, và em cứ việc hủy hẹn thoải mái nếu em cảm thấy thích"
Có một kiểu từ chối khác là kiểu "mặc cả", tức là em kia không chịu đi chơi ngay nhưng lại đưa ra đề nghị khác, vd: "Bây giờ em bận rồi, hay là để mai đi". Các em CÁO kiểu này thường thuộc một trong hai loại: 1) Ngoan, có giáo dục, nice; hoặc 2) siêu cao thủ. Cả hai loại này đều khó kiếm cả nên nói chung là gà cũng nên cảm thấy hơi may mắn một chút.
Tuy nhiên không phải là vì thế mà gà hồ hởi nhận ngay lấy lời đề nghị đó. Trong trường hợp này, cũng như trường hợp em gọi điện đề nghị "đền" cho gà vì đã hủy hẹn, thì cách phản ứng đúng là vui vẻ: "Thôi được rồi, không sao đâu, để anh gọi lại cho em sau."
Sở dĩ như thế là vì một trong những cách dễ nhất để giết chết sự hấp dẫn là sự quá sẵn sàng của gà. Thường thường cái gì hiếm thì mới quý. Nếu gà lúc nào cũng sẵn sàng để đi chơi với em kia thì tự nhiên gà đã tự hạ giá mình đi rất nhiều. Sai lầm này không chỉ có gà gặp phải, mà nhiều cao thủ sau khi đã cưa đổ được một em gái nào đó rồi cũng thường gặp phải, gây nên cảm giác "chán" cho em kia.
Từ chối kiểu "hoãn binh". Kịch bản của màn từ chối này như sau:
Tối thứ hai. Nhà gà. Gà đi vào, mặt mũi căng thẳng
Gà: (lẩm bẩm) Em cáo này xinh quá, mình chết thẳng cẳng rồi. Làm thế nào để cho nó chết mình bây giờ nhể? Thử gọi điện xem nào. Hồi hộp quá! Hy vọng là em í cũng chết mình rồi.
Gà nhấc phone, bấm bấm, mặt mũi tím tái, thở gấp.
Mẹ cáo: (đanh thép) Alô! Tôi nghe!
Gà: (run rẩy): Dạ dạ bác cho cháu gặp em Cáo ạ.
Mẹ cáo: Cáo không có nhà. Cháu là ai đấy?
Cáo: (giọng gắt gỏng văng vẳng qua điện thoại): Mẹ làm cái gì đấy? (giằng lấy phone, nói ngọt ngào) Dạ cáo nghe đây aaạ!
Gà: (run bần bật) Cáo đấy à? Em đang làm gì đấy? (tự cốc vào đầu) Anh gà đây mà.
Cáo: (ngây thơ) Em đang xem TV với bố mẹ thôi. Anh gà nào nhỉ? Có phải gà chọi không?
Gà: Anh gà mà hôm nọ cứ lẵng nhẵng vừa đi theo em vừa gáy ấy. (vẻ mặt hơi thất vọng)
Cáo: À anh gà công nghiệp. Em xin lỗi, em quen nhiều anh gà quá nên hay bị nhầm.
(Gà nói huyên thuyên. Bên kia cáo che miệng ngáp, mắt lơ đãng liếc nhìn TV)
Cáo: À thế ạ?
Gà: (tự nhủ) Hết chuyện rồi. (nói vào phone) Ờ ờ ờ...
(im lặng một lúc lâu)
Gà: (hít sâu một hơi): Cáo ơi, tối thứ Bảy này em có kế hoạch gì chưa? Anh muốn mời em đi chơi không biết có được không?
Cáo: Em cũng chưa biết được anh ạ. Anh định rủ em đi đâu hả anh gà?
Gà: (ngập ngừng) Có thể bọn mình đi ăn gì đó xong đi đâu đó ngồi uống nước.
Cáo: Em cũng chưa biết là tối hôm đấy có bận gì không. Thôi để thứ Sáu hoặc thứ Bảy em gọi lại cho anh nhé?
Có nhiều chú là gà mà không tự nhận ra mình là gà, lại cứ tự cho mình là cao thủ. Thái độ này dễ làm cho gà mãi mãi là gà, vì gà có xu hướng tự huyễn hoặc mình. Các thất bại sẽ được đổ cho các lý do khách quan (vd: "em đang thử thách mình") để cho phù hợp với ý niệm của gà về bản thân và về cuộc sống thay vì nguyên nhân thực sự.
Bài 2
Vậy thì thế nào là gà: Gà là một trạng thái tâm lý được hình thành từ sự kết hợp của tính thiếu tự tin, ảnh hưởng của phim ảnh và sách vở, sự đầu độc của bố mẹ và trường lớp (phải ngoan, nghe lời thì sẽ được bố mẹ và thày cô yêu quý), v.v.
Triệu chứng của bệnh gà là:
1) Muốn làm con gái vừa lòng;
2) Gọi điện, email, IM, v.v. quá nhiều (tổng cộng tất cả các loại > 2 lần/tuần) mà không có lý do chính đáng;
3) Hay (> 2 lần /năm) tặng hoa, quà, v.v. cho con gái;
4) Không dám chỉ trích con gái khi nó làm sai
5) Thiếu kiềm chế tình cảm: hay tức giận, ghen tuông, buồn bực, v.v.;
6) Không biết cách hoặc không dám "chuyển pha" vì sợ bị "giận";
7) Nghĩ rằng mình phải "chân thành", phải "chứng tỏ tình yêu", phải "chinh phục gia đình và bạn bè" của em kia, áp dụng chiến thuật "mưa dầm",
vân vân và vân vân
Khi CÁO nói "em thích một cái gì đó" (v.d. uống bia) thì cách xử sự đúng của gà là gì?
Nếu gà cũng thích thứ đó thì có mấy cách:
1) Tạm được: "À anh cũng thích uống bia đấy, lần sau khi nào anh đi thì anh sẽ rủ em"
2) Tốt: "Ừ, nhìn em là anh biết em thích uống bia rồi" rồi lúc nào đi uống bia thì ới em kia đi
3) Rất tốt: "Định rủ anh đi uống bia để chuốc cho anh say rồi lợi dụng hả?"
Nếu gà không thích thứ đó thì không việc gì phải thể hiện sự không thích ra cả. Thể hiện ra không đem lại lợi ích gì cho gà cả mà lại có nhiều khả năng làm cho em kia cụt hứng. Còn trong trường hợp hai người đang đi chơi với nhau mà em kia nói ra, thì gà cứ việc bình thản "anh không thích ngồi ở đấy".
Nói thêm một chút: Nhiều chú gà thường ngộ nhận khi nghe cáo nói "em thích xyz", cho đó là tín hiệu đòi hỏi và chạy bổ đi mua về. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tất nhiên là trên đời cũng có những người như thế, nhưng theo kinh nghiệm của các cao thủ thì số này chỉ chiếm <1% thôi. Sai lầm hơn nữa là gà nghĩ rằng em thích cái gì thì tuần nào cũng phải có cái đó vài ba lần (không phải cái mà gà đang nghĩ, mà cái đấy thì đa số các em cũng chỉ thích 1 tuần 1-2 lần thôi). VD như em bảo thích ăn kem thì tuần nào gà cũng rủ em đi ăn kem.
Thường thì khi một em cáo nói với gà về sở thích thì em nó có mấy mục đích: 1) Chia sẻ; 2) Tìm sở thích chung (mục đích thứ hai này không quan trọng lắm); và 3) Kiểm tra xem chú có phải là gà không (biểu hiện qua việc cuống lên chạy đi mua). Khi gặp trường hợp này gà cần tiếp tục nói chuyện bình thường. Nếu sau này có dịp thì dùng sở thích đó làm món quà cho em kia, nhưng cũng chỉ làm một lần thôi.
Bài 3:
Phương pháp cưa gái của gà
Gà gặp một em, thấy thích và xin được số điện thoại. Đến được đây nói chung là cũng gian khổ lắm rồi, nhưng mà vì không liên quan mấy đến câu chuyện đang nói ở đây nên tạm thời bỏ qua. Rồi gà áp dụng chiến thuật trường kỳ kháng chiến: gọi điện thoại, đến nhà chơi, rủ đi chơi, tặng hoa, tặng quà, v.v. Nếu gà làm những điều này ở một mức độ chấp nhận được thì em kia mặc kệ cho gà tiếp tục và nhận tất cả những gì mà gà dâng hiến cho, nhưng có vẻ vẫn ỡm ờ không chịu "đổ". Còn nếu gà mà làm hơi nhiều quá thì em kia sẽ khó chịu và sẽ bằng cách này hay cách khác cho gà đi chỗ khác chơi. Gà lại quay về ô số 1 với trái tim rỉ máu.
Lại nói tiếp chuyện em kia ỡm ờ. Trong quá trình gà kháng chiến thì em kia vẫn tung tăng không có vẻ gì ưu tư cả, vẫn đi chơi với các anh khác như bình thường. Gà mà không may mắn thì có khi gà đến nhà chơi thì em kia té đi chơi vui vẻ với bạn hoặc anh giai khác, còn gà thì ở nhà em để bố mẹ em tra tấn. Nếu gà lì đòn vượt qua được thì tình trạng này sẽ tiếp diễn. Còn những chú gà không đủ nhẫn nhục thường phản ứng bằng hai cách. Gà nào bực tức mà gây ra xung đột thì nhận được sự thật hiển nhiên từ phía em kia: "Em đã là gì của anh đâu!" Gà nào gà hơn một tí thì phản ứng bằng cách "tỏ tình". Trong cả hai trường hợp gà đều sẽ bị em kia quy kết là "manh động" và cho đi chỗ khác chơi. Gà quay về ô số 1.
Nói tiếp chuyện gà chịu đựng. Bất cứ chuyện củ chuối nào em kia ném về phía gà gà cũng nhận hết. Gà tự nhủ: "Em yêu thử mình đây mà, mình cần phải chứng tỏ tình yêu chân thành của mình hơn nữa mới được." Sau một thời gian khá dài, nếu em kia không tóm được cao thủ nào (cao thủ cũng hiếm và thường cũng kén chọn y như các em cáo vừa xinh vừa nhà giàu vậy), còn các gà khác đã hy sinh hết thì em kia sẽ có một số tín hiệu bật đèn xanh cho gà: quan tâm, để ý, đi chơi cùng nhiều hơn, v.v. Gà sướng.
Một hôm trăng thanh gió mát gà run rẩy thẽ thọt ba tiếng "Anh yêu em". Em kia chả vờ cúi mặt ngượng không nói gì, thế là gà được thể xông vào ôm hôn gì đó. Gà tưởng là mình "cưa đổ" được em kia, nhưng thực ra số phận gà đã được an bài từ khi em bắt đầu bật đèn xanh cho gà rồi.
Được chính thức làm "người yêu" gà phê lắm. Hạnh phúc này đúng là ngoài sức tưởng tượng. Chính vì ngoài sức tưởng tượng nên gà vẫn nơm nớp sợ tuột mất em yêu. Sự sợ hãi này dẫn gà đi theo một trong hai hướng. Hướng thứ nhất là gia tăng chiều chuộng, đưa đi đón về, gọi dạ bảo vâng. Hướng thứ hai là ghen tuông, gia trưởng. Nếu gà giữ được sự sợ hãi này ở một mức độ không quá đáng thì em kia sẽ cố gắng chịu đựng, hai người sẽ lấy nhau và tiếp tục chịu đựng nhau cho đến khi không chịu được nữa thì thôi. Còn nếu gà đi quá giới hạn thì cuộc tình hoặc cuộc hôn nhân (nếu hai người đã kịp lấy nhau--chuyện này sẽ xảy ra sớm vì khi em kia tặc lưỡi thì nói chung là đã máu lấy chồng rồi) sẽ tan vỡ. Gà lại trở lại ô số 1.
Thôi bây giờ nói về logic của gà. Gà thường có suy nghĩ: Mình hình thức cũng được, gia đình nghiêm chỉnh, có công ăn việc làm, tương lai sáng ngời ngời. Hơn nữa mình chân thành một lòng một dạ chiều chuộng với em kia, không kể ngày đêm mưa gió, em cần gì là mình có mặt ngay. Thế mà mình cưa mãi không đổ. Em lại đi si mê một cái thằng đối xử với em chẳng ra gì, thậm chí cũng chẳng thèm yêu em luôn. Thế là gà xoay ra nghĩ xấu về con gái. Có chú gà cực đoan còn tìm cách "trả thù".
Thế còn logic của cáo là thế nào? Nếu suy nghĩ theo kiểu của gà thì con gái toàn làm những việc phi lý, không có tí logic nào cả. Thực ra mà nói thì những việc làm của cáo đều có logic, thậm chí còn rất logic nữa là khác. Có điều là logic này phức tạp hơn logic của gà, và nó cũng có hai phần. Phần nổi là phần suy nghĩ trực tiếp, đại loại là thế này: Anh gà anh ý tốt với mình quá, các điều kiện cũng đều lý tưởng. Đáng lẽ mình phải yêu anh ấy mới phải. Nhưng không hiểu tại sao mình chỉ cảm thấy quý, biết ơn và ái ngại thôi chứ không thấy say mê gì cả. Còn thằng cha kia thì đối xử với mình không bằng một phần anh gà nhưng không hiểu tại sao mình cứ nhớ nó điên lên.
Phần chính của logic của cáo xảy ra ở trong tiềm thức (tức là cáo có khi cũng không biết là mình đang nghĩ thế). Đây là hệ quả của hàng triệu năm tiến hóa, trong đó mỗi cá thể luôn luôn tìm cách phối hợp với cá thể có bộ gene tốt nhất để gia tăng khả năng tồn tại và phát triển của con cháu mình. Logic của phần này là: "Tại sao gà lại cứ phải cố gắng lấy lòng mình thế nhỉ? Có khi là tại vì có nhược điểm gì ghê gớm lắm nên không cưa được gái mới phải sống chết bỏ tiền bạc công sức ra để theo đuổi mình. Còn cái thằng kia thì nó cứ nghênh ngang thế chắc là gene tốt nên nhiều con gái chạy theo, có mình hay không nó cũng chả cần vì sẵn con gái quá. Mình phải làm thế nào để chiếm được nó mới được."
Tại sao không nên "tỏ tình"?
Quá trình bị hấp dẫn của gà có hai chế độ: Bật và Tắt. Gà gặp em nào vừa vừa mắt một tí là sẵn sàng "yêu" em đấy ngay. Trong khi đó thì quá trình cảm thấy hấp dẫn của con gái thì lại rất từ từ và có nhiều giai đoạn. Ngoài các giai đoạn như đi chơi, đụng chạm, nắm tay, hôn, ôm, vuốt ve, etc. thì cáo còn rất nhiều giai đoạn trung gian ở giữa nữa. Nói cách khác là gà chỉ có hai mức độ tình cảm là 0% và 100%, còn cáo thì có tất cả các mức độ liên tục từ 0% đến 100%.
Gà không hiểu cơ chế "từ từ" này nên nghĩ rằng mình cần phải "tỏ tình" để xác định được em kia có "yêu" mình không. Cách đặt vấn đề này không phù hợp với logic của cáo nên gà thường bị trả lời bằng những câu nói rất khó hiểu hoặc không có câu trả lời
Chúng ta sẽ cùng bàn về một phần vô cùng quan trọng: Hành động thay vì nói câu " Anh yêu em"
Em xin nhắc lại với các bác Gà là những lý thuyết ở đây chỉ dạy cho một tình yêu xuất phát từ trái tim...Nếu không, nó sẽ trở thành thủ đoạn, mà thủ đoạn trong tình yêu thì trước sau gì cũng bộc lộ và không tồn tại được lâu...
Khi các Gà bắt đầu quen một em nào đấy, thấy em xinh xắn dễ thương là nhảy bổ vào làm quen, xin số điện thoại , hẹn đi xem phim, ...nói chung là làm tất cả để được gần Cáo, sau đó các Gà cố gắng thể hiện tình cảm của mình bằng câu " Anh yêu em" ...rồi chờ đợi xem đối phương phản ứng ra sao....
Các gà không biết rằng đa phần loài Cáo có bản năng tự vệ, ngượng ngùng, khi nghe Cáo nói câu này, mà trong lòng chỉ thấy thích thích thôi, thì đều từ chối....Gà trở về chuồng trong trạng thái thất tình, với những chú gà nhép thì sẽ từ bỏ cuộc chơi, còn nếu kiên trì sẽ tiếp tục tiến công và chờ đợi. Tuy nhiên, nếu tiến công tiếp, cả Gà và Cáo sẽ rơi vào tình trạng ngại ngùng, e dè và không còn tự nhiên như trước, nếu không có gì mới, Gà sẽ vẫn chỉ là " một người bạn hoặc một người anh trai của Cáo mà thôi"
Sai lầm của các chú Gà là ở chỗ, các chú chưa nắm chắc được phần thắng, mới chỉ thích thích thôi mà đã vội vàng tỏ tình. Thay vì nói " Anh yêu em" , hãy luôn ở bên Cáo, quan tâm chăm sóc, chia sẻ buồn vui, Cáo đã bật đèn xanh cho Gà rồi, đến một lúc nào đấy tự Cáo và Gà sẽ hiểu....
Sự căng thẳng
Đa số các chú gà khi đi với cáo thường cảm thấy bị thôi thúc phải làm sao cho em vừa lòng bằng mọi giá. Thường thường thì điều này có nghĩa là gà luôn luôn đồng ý và làm theo mọi ý muốn của em kia mà bỏ qua ý muốn của bản thân. Gà đưa ra lí do để bao biện cho hành động này là: vì mình "yêu" em kia quá nên phải "chiều" em í. Thực chất là gà sợ em kia bực mình nên làm thế để cho an toàn.
Trong khi nói chuyện cũng vậy. Gà vì lo sợ em sẽ phật ý nên chọn những chủ đề an toàn, ví dụ như: hôm nay em ăn cơm với cái gì, bố mẹ em có khỏe không, hôm nay em được mấy điểm, em thích loại phim/truyện/hoa gì, v.v. Thêm vào đó là gà luôn luôn đồng ý với quan điểm của em kia chứ ít khi dám phản đối điều gì.
Vấn đề đối với chiến thuật "an toàn" này của gà là ở chỗ em kia sẽ nhanh chóng chán gà vì gà chưa mở miệng nói em đã biết là gà sẽ nói gì. Hơn nữa với chiến thuật này của gà thì câu chuyện sẽ rất nhanh chóng đi vào ngõ cụt. Đây là lý do khiến nhiều chú gà than phiền là "hết chuyện để nói" và "nàng ít nói" (tin mới nhận: hiện nay người con gái ít nói vẫn chưa ra đời).
Cũng có vài chú gà nhận ra được sự phá sản gần như chắc chắn của chiến thuật "an toàn" này. Gà lại nghe người ta nói là "những đôi hay cãi nhau lại thường bền" nên thử cách ngược lại, tạm gọi là chiến thuật "đối kháng". Gà cố gắng phản đối và chê bai em kia lấy được và luôn luôn tìm cách ăn thua đến cùng với em kia. Kết cục của phương án này là em kia mệt mỏi đi với gà quá căng thẳng và byebye gà luôn.
Làm thế nào để hỏi các câu hỏi khó?
Đôi khi gà quen được với một em rất ấn tượng. Vì là gà nên trong đầu óc gà ngổn ngang những câu hỏi. Gà băn khoăn không hiểu em đã có người yêu chưa, em có còn "gin" không, em đã có tiền án tiền sự gì chưa, trước khi phẫu thuật em có phải là con trai không, v.v. Cũng vì là gà nên gà lại không dám hỏi thẳng. Gà sợ hỏi thì em kia phật ý, có khi lại còn dỗi mà lại không thèm chơi với gà nữa. Thế là gà ta nghĩ ra đủ cách thậm thụt để tìm hiểu, v.d. như gợi ý bóng gió hy vọng em kia lỡ mồm tiết lộ hoặc tốt nhất là chân thành thổ lộ với gà. Tệ hơn nữa thì có các chú siêu gà tìm cách đọc trộm tin nhắn trong điện thoại, ăn cắp mật khẩu email, theo dõi, v.v.
Vậy thì cách để tìm hiểu những vấn đề "nhạy cảm" đấy là thế nào? Trước hết gà phải xác định xem câu trả lời của em sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào. VD như vấn đề em có bạn trai chưa. Nếu kể cả em có bạn trai rồi gà cũng vẫn liều chết xông vào thì thực ra việc hỏi của gà là vô nghĩa, thế nên không cần hỏi. Còn nếu vấn đề đó mà quan trọng đối với gà thì cách tốt nhất là hỏi thẳng, vd: "Anh không thích tán em nào đang có bạn trai, thế nên anh muốn biết em có bạn trai chưa để khỏi phí thời gian của cả anh cả em". Nếu em bảo "Em có bạn trai rùi" thì gà tiếp "OK, thế thì bọn mình làm bạn tốt".
Xã hội và mẹ cáo đã nhét vào đầu cáo những tư tưởng mà theo bọn thầy cãi gọi là... phòng vệ chính đáng.Nhất là với những cáo mới quen điều này càng thể hiện một cách rõ rệt. Vì thế đừng bao giờ hỏi một câu hỏi dạng "có và không" kiểu như "tối nay em có rỗi không " câu trả lời cho những câu hỏi này 99%thường là "ko ". Phản ứng phòng vệ trong cáo sẽ trỗi dậy và bảo cáo rằng "hừ,không biết con gà này có âm mưu gì với mình đây, trước khi biết rõ cứ nên cẩn thận là hơn",thậm chí cáo còn có thể nghĩ rằng "con Gà này nghĩ mình vô công rồi nghề chắc". Thế là dù cho có rỗi rãi đi chăng nữa thì gà cũng nhận đc 1 câu trả lời kiểu em có việc,em bận...đại loại là không có thời gian đi với Gà. Cách đặt câu hỏi cho cáo mới quen là dạng câu hỏi lựa chọn A hoặc B, và nhớ là đáp án mà bạn muốn cáo nhận lời phải là đáp án sau tức là B. Tức là sẽ hỏi 1 câu "Em ơi,mình đi uống cafe vào thứ 6 hay thứ 7" thứ 7 là câu trả lời mà bạn muốn-hãy nhớ lấy điều này. Nguyên nhân của hiện tượng này là ngay khi bạn đặt câu hỏi bạn đã phá đc thế phòng ngự của cáo rồi, vấn đề không phải ở có thời gian hay ko, rỗi hay không mà là đi uống cafe vào thứ 6 hay thứ 7 mà thôi .Nhận đc câu hỏi này cáo lập tức bị chi phối bởi hai chọn lựa và cáo thường chọn cái sau. Không phải tự nhiên mà cáo lại chọn như vậy.Cái gì cũng có nguyên nhân của nó,bản thân cáo lẫn gà chẳng qua chỉ là những đứa trẻ nhiều tuổi nên cách sử sự vẫn còn mang hơi hướng trẻ con. Ngay bây giờ khi Gà gặp một đứa trẻ con 3 tuổi và thử hỏi nó một câu "cháu thik bố hay mẹ "sẽ nhận đc câu trả lời là mẹ nhưng nếu hỏi là "cháu thik mẹ hay bố" thì câu trả lời là bố. Bởi vì đáp án A đưa ra trước nên hình ảnh của nó cũng không sâu đậm bằng đáp án B và 1 phần cũng vì đáp án B ở cuối câu nên nó còn âm vang mãi trong đầu
Tốt nhất là nên gọi điện cho cáo vì gặp mặt sẽ gây 1 số ngại ngùng cho cáo vì cáo có thể nghĩ rằng mới gặp đã mời mình đi chơi mà mình đi ngay thì.... mất giá quá. Thế nên hãy dùng điện thoại và nhớ là chỉ cần 30'''' cho cuộc gọi này mà thôi . hít một hơi thật sâu và mỉm cười " Alo, anh đây, mấy hôm ko gặp em,em cũng bận đúng không" hê hê tôn trọng cáo quá rồi "Anh em Mình đi uống cafe vào tối thứ 6 hay thứ 7 " dùng đến chữ mình là rất hay các bác ạ .Tât nhiên là cáo chọn thứ 7 rồi (vấn đề là bạn phải biết chính xác tồi hôm nào cáo rỗi để cho vào đáp án B- tôi ví dụ là thứ 7). Đừng nói là sẽ đi đâu mà chỉ " Anh đón em lúc 7h hay 8h" 8h là vừa nhì ,chắc là em í cũng chọn 8h thôi. "thế thôi, gặp em sau" . Xong thế là đã mời đc cáo đi. Lúc này Cáo chắc cũng đang bàng hoàng ko hiểu tại sao mình lạ đồng ý nữa cơ.
Chọn một chỗ nào đấy sáng sủa một tí tốt nhất là có đèn hắt lên ấy và đông vui nhộn nhịp một tí,tránh nơi tối tăm ít ng qua lại. Để còn có nhiều chuyện mà nói . Phải để cho cáo có ấn tượng ban đầu thật tốt . bước vào, kéo ghế cho cáo, mùa này trời lạnh nếu cáo mặc áo khoác thì anh vui lòng đc giúp em.Và ngồi xuống tránh không ngồi đối diện với cáo, ko ngồi gần tốt nhất là ngồi vuông góc(sau này sẽ có vị trí tốt hơn). Nhân viên ra thì bảo cáo chọn đồ uống trước trong lúc chờ đồ uống thi phải có một câu j` hay ho vào đại loại kiểu như " Anh cứ nghĩ là em xinh nhưng ko phải....em rất xinh mới đúng " chắc lúc này có đứa bưng đồ uống ra rồi. Bắt đầu câu chuyện thôi. Lúc này tuỳ các bác thôi vì mỗi em một khác, sở thik khác nhau nên tốt hơn là "nói về những gì em ấy thik "chứ không phải những thứ bạn muốn nói . nên nói chuyện với phong cách hài hước vui vẻ,chen vào những câu chuyện vui,nhận xét hài hước về khung cảnh , về ng qua lại.... Chú ý lắng nghe khi em ấy nói,cần thì hỏi lại hoặc mở rộng vấn đề.Trong giọng nói cần thể hiện sự quan tâm và khi nói cũng thế "quan trọng không phải là bạn nói gì mà cô ấy cảm nhận những gì bạn nói như thế nào".... Bao lâu thì về, em thì khoảng 1h. Lần đầu thế là đủ, lần sau mọi chuyện nó lại khác. Đưa về, về đến nhà thì gọi điện cám ơn em đi cùng anh ,anh đã có 1 buổi tối rất vui hy vọng là em cũng thế. thế thôi ''''ngắn gọn rồi cúp máy.
Độ 1 tuần sau có buổi gặp thứ 2 là vừa,trong tuần ấy hạn chế tối đa gọi điện thoại email,chat chit với cáo. khoảng 5,6 ngày lại hẹn gặp bằng cách cũ thôi.Có khi lúc đón đi lần hai ấy tặng 1 bông hoa thì hay nhì? "tặng em, nhân dịp anh lại đc gặp em 1 lần nữa "