watch sexy videos at nza-vids!
XtGem.com
tu vi hang ngay
Tu vi hang ngay
Hình Nền Điện Thoại | Hình Động Android | Hình Nền Động | Theme | Hình Nền Android | Theme Android | Hình Nền iPhone |3| |4| |5| | Tin Nhắn Hình | Game Android | Hinh anh hai huoc | Hinh xam dep | Hinh anh buon | Hinh anh tinh yeu

tai camera360 | photowonder | gas garena | chien dich huyen thoai | chien co huyen thoai | mocha | mu origin
Đám cưới tan vỡ vì thông gia khẩu chiến

Bố mẹ hai bên không hài lòng về nhau và vì thế, mặc cho con trẻ yêu nhau đến mức nào, họ vẫn nhất quyết phá đám cưới để bảo toàn cho lòng tự trọng và sự sĩ diện của mình…”

Lấy vợ giàu cho con để trả thù thông gia “hụt”

Yêu nhau 2 năm, Quang (Hải Phòng) mới dẫn Liên về ra mắt bố mẹ mình. Hai ông bà mừng lắm vì anh con trai lớn trước giờ chỉ mải mê với công việc, chưa một lần đả động đến chuyện yêu đương. Liên là gái Hà Nội gốc, ăn nói dịu dàng, nét e thẹn của người Tràng An xưa ở cô khiến mẹ Quang rất hài lòng. Con trai ông bà cần một người vợ như thế. Một cô vợ không ham mê quá đáng với công việc, một cô vợ để mỗi khi Quang trở về nhà đã có cơm canh dọn sẵn chứ không phải đối diện với căn bếp lạnh ngắt và trơ trọi trong chính căn nhà của mình vì vợ mình còn bận bịu với việc này công kia. Đám cưới ngỡ như chỉ còn là vấn đề thời gian nhưng chẳng ai ngờ tất cả lại sụp đổ một cách nhanh chóng.

Quan và Liên muốn nhanh chóng kết hôn nên bố mẹ Quang từ Hải Phòng lên Hà Nội để đặt vấn đề với nhà thông gia. Trong suốt quãng đường đi, ông bà vui vẻ hồ hởi, hỏi con trai rằng mang thứ này đã được chưa, thông gia bên kia thích gì, quà cáp của mình có đơn giản quá không…? Nhưng đặt chân vào nhà Liên, trò chuyện được vài câu, không khí bắt đầu căng thẳng. Quang làm cho một doanh nghiệp nước ngoài, dù thu nhập khá nhưng vẫn phải đi thuê nhà. Liên là con gái duy nhất trong nhà. Bố mẹ cô xót con nên không muốn cô phải chịu cảnh khổ sở, chui rúc trong những căn nhà thuê, an ninh không đảm bảo, ngỏ ý muốn Quang về ở rể.

Tất nhiên là bố mẹ anh không đồng ý. Ông bà quan niệm đi ở rể thì chẳng còn bản lĩnh đàn ông nữa, rồi người ngoài nhìn vào sẽ cười chê Quang. Họ hàng có dịp lên Hà Nội muốn vào thăm Quang thì sẽ ăn nghỉ ở đâu. Mẹ Quang nói: “Thuê nhà cũng được. Chúng nó thuê chung cư ở. Còn hơn chán nhà ông bà. Nhà Hà Nội mà ngun ngút trong ngõ thế này thì cũng chẳng có gì đáng giá cả”. Mẹ Liên cũng chẳng vừa. Bà nói bà đồng ý cho Liên cưới Quang làm chồng đã là một sự nhượng bộ quá đáng rồi. Con gái bà xinh đẹp, dịu dàng, nết na. Khối anh giàu có, nhà Hà Nội to đùng mà bà còn chưa màng đến nên chẳng có lí do gì con bà lấy chồng thì phải theo chồng sống ở nhà đi thuê cả.

Nóng mặt, mẹ Quang giận dữ: “Thuyền theo lái, gái theo chồng. Tôi đã bỏ qua chuyện này không bắt con bé Liên về Hải Phòng ở cùng gia đình tôi để làm tròn bổn phận dâu con thì không cớ gì con trai tôi phải ở rể cả”. Càng nghĩ, bà càng uất ức. Thằng Quang con nhà bà đẹp đẽ lại giỏi giang. Một mình nó bươn trải ở đất thủ đô, tự kiếm việc làm rồi thành đạt. Ở cương vị ấy, con bà lấy đâu mà chẳng được vợ. Mà chắc chắn lấy được cô hơn hẳn Liên. Mọi chuyện chỉ tạm yên khi hai ông bố ra lời khuyên nhủ. Nhưng rồi nó lại bùng lên khi đến bữa cơm.

Mẹ Quang vốn yêu quý Liên là thế nhưng vì tức giận với bà mẹ cô nên món nào Liên nấu bà cũng chê cô vụng về. Món thì nhạt quá, món thì mặn quá. Rằng con gái chẳng được dạy dỗ đến nơi đến chốn, nấu ăn không ra sao thì làm sao làm được người vợ tốt được. Lập tức mẹ Liên phản pháo. Rằng con bà là con vàng, con bạc, lấy chồng về không phải là để cắm mặt vào bếp hầu chồng mà là để có nơi dựa vào, được yêu thương. Bằng khuôn mặt khinh khỉnh, mẹ Liên nói điều kiện hai nhà nếu so bì thì nhà Liên hơn hẳn nhà Quang. Hai nhà không môn đăng hậu đối, lấy nhau về sau này nhất định chẳng thể có nổi hạnh phúc. Đến đây thì mẹ Quang đứng phắt dậy, ôm hết đống đồ chuẩn bị cho thông gia, kéo chồng và con ra bắt taxi ra thẳng bến xe. Bà ghê gớm, rít lên: “Cứ đợi mà xem. Thằng Quang nhà này sẽ lấy được cô vợ tốt gấp mấy lần con Liên nhà bà”.

Nói là làm. Về nhà, bà lập tức nhờ vả tất cả các mối quan hệ tìm người để giới thiệu cho Quang. Điều tất nhiên là anh phản đối. Anh không thể rời bỏ người con gái mình yêu chỉ vì sự xích mích giữa bố mẹ hai bên. Nhưng những nỗ lực kéo lại tình yêu của Quang đổ bể khi bà mẹ mang cái chết ra để dọa giẫm. Chán nản, anh mặc cho mẹ tự liệu mọi chuyện. Sau hơn hai tháng “cố gắng”, cuối cùng bà cũng tìm được đám ưng ý. Đó là tiểu thư một nhà giàu có đất thủ đô, xinh đẹp nhưng hiềm một nỗi đã qua một đời chồng.

Mẹ Quang chậc miệng: “Càng tốt. Nó càng có kinh nghiệm làm vợ”. Hai ba lần gặp gỡ vội vã giữa Quang và đối tượng mẹ tìm cho, bà thúc hối hai con làm đám cưới. Chẳng màng đến con mình liệu có hạnh phúc với cuộc hôn nhân không tình yêu hay không. Ngày cưới, bà yêu cầu làm thật long trọng, hoành tráng. Tất cả được ghi lại và bà sung sướng gửi cho gia đình Liên những bức ảnh, đĩa CD quay cảnh đám cưới. Vậy là bà thấy hả dạ. Thông gia “hụt” sẽ phải thấy họ đã hoàn toàn sai khi coi thường gia đình bà. Con trai bà lấy được một người vợ hoàn cảnh tốt hơn Liên rất nhiều. Chỉ duy có một điều, lại là điều quan trọng nhất bà không hề để ý tới rằng bà đã đẩy con trai mình vào một bến bờ chẳng hề có ánh sáng của hạnh phúc.

Nóng mặt vì thông gia tương lại chuẩn bị quá kĩ

Hùng xuất thân từ một miền quê nghèo. Sau những cố gắng học tập không ngừng nghỉ, anh trụ lại được ở thành phố to lớn và có một việc làm ổn định trong công ty xây dựng nổi tiếng. Vị trí trưởng phòng thiết kế đem lại cho anh thu nhập khá cao. Hùng yêu Dung, một đồng nghiệp cùng phòng. Trái hoàn toàn với hoàn cảnh nhà Hùng, Dung xuất thân trong một gia đình giàu có, quen sống trong chiều chuộng từ nhỏ, chưa từng phải động tay vào công việc bếp núc, quét dọn nhà cửa…Anh đã rất lo khi đưa cô về quê mình để ra mắt gia đình.

Hùng sợ sự nghèo nàn và khác biệt về văn hóa vùng quê nơi anh sinh ra và lớn lên sẽ khiến cô gái nhỏ sợ hãi và suy nghĩ lại về việc kết hôn giữa hai người. Mẹ anh thì phản đối ra mặt vì bà cho rằng Dung không thể nào trở thành một người vợ tốt được. Cách cô tiêu xài tiền bạc, cách cô làm nũng con trai bà khiến bà khó chịu. Nhưng thấy Hùng yêu cô quá, lại thấy con dâu tương lai không hề tỏ ra kênh kiệu, coi thường, bè bỉu hoàn cảnh nhà mình nên mẹ Hùng cũng dần xuôi xuôi. Đưa cô đi chợ, nghe hàng xóm xuýt xoa khen gợi cô con dâu xinh đẹp bà cũng thấy mát mặt. Hùng như trút được nỗi lo lắng lớn. Về phía gia đình Dung, cô cũng đã nói rõ hoàn cảnh về gia đình anh cho bố mẹ cô biết. Họ hoàn toàn không để ý đến chuyện đó mà vẫn vui vẻ bởi con gái tìm được một người thương yêu là điều mà bố mẹ cô quan tâm nhất.

Tình yêu đến độ chín muồi, muốn hai bên gia đình gặp mặt để bàn tính chuyện kết hôn của Hùng và Dung, anh đưa mẹ lên thành phố. Biết chuyện, bố mẹ Dung cho xe đi đón bà thông gia tận quê rồi đưa thẳng vào nhà mình. Bề thế gia đình Dung khiến mẹ Hùng choáng ngợp. Vừa bước xuống ôtô, căn biệt thự to đùng đập vào mắt bà. Hai hàng người giúp việc trong bộ đồng phục phẳng lì đứng chào đón và đưa bà đi tắm rửa. Sau khi đã nghỉ ngơi đôi chút, bố mẹ Dung mời bà đi dùng bữa ở nhà hàng sang trọng. Tất cả những điều ấy chưa một lần mẹ Hùng được chứng kiến nên bây giờ đây, khi ở trong hoàn cảnh này, bà thấy ngượng ngùng.

Bố mẹ Dung càng nhiệt tình, bà càng không thoải mái. Buổi gặp mặt diễn ra khá tốt đẹp, Hùng mừng lắm. Nhưng chỉ đến khi anh đưa mẹ về nhà trọ của mình thì bà mới bắt đầu bùng phát cơn giận dữ. Sự chu đáo quá thể của nhà thông gia khiến bà không hài lòng. Bà nói với con trai: “Mẹ còn lạ gì mấy cái nhà giàu đó. Đừng tưởng người ta tươi cười là người ta tốt với mình. Nhiều tiền thì sao chứ? Có nhất thiết phải khoe ra để mẹ thấy bẽ mặt như thế không?”. Những giận dữ cuốn bay hết cả cảm tình của bà với cô con dâu tương lai. Nhà bà chỉ có Hùng là con trai duy nhất, lấy cô vợ yếu ớt kia về chắc gì cô ta có thể đẻ cho bà thằng cu để nối dõi tông đường. Giờ êm đẹp thì yêu nhau thế thôi nhưng rồi một ngày nào đó, khi chúng nó cãi nhau, bà thề rằng con bé sẽ mang cái gia thế đầy tiền của nhà nó ra để làm nhục và hạ bệ lòng tự trọng của con trai bà.

Dùng dằng chưa quyết chuyện cưới xin, bà về quê. Ngày về, ông bà thông gia chuẩn bị cơ man bao nhiêu quà cáp, rồi lại cho xe đưa bà về tận nhà. Lần này thì máu nóng bốc lên tận đầu, bà giận dữ để lại hết đống quà và nói sa sả vào mặt thông gia: “Tôi cần gì những thứ vật chất tầm thường này. Làm như tôi ham giàu của các người vậy”. Bố mẹ Dung ngỡ ngàng rồi cũng nhanh chóng giận dữ. Lòng tốt của ông bà bị người ta hiểu nhầm. Con gái ông bà là con vàng con bạc, gả cho một anh chàng xuất thân nông dân chẳng lấy gì làm giàu có, ông bà không một lời chê bai thì cớ gì mẹ Hùng dám xả những lời ấy cho hai người nghe. Ngay lập tức, kế hoạch kết hôn của con trẻ bị hai bên phá nát, không ai đồng ý cưới xin nữa. Một cách chóng mặt, tình yêu của hai người bị ngăn cấm và chẳng có cách nào để cứu vớt.

Cuộc chiến hai nhà nội, ngoại

Để chắc chắn sẽ được làm đám cưới mà không bị gia đình ngăn cản, Kiên và Quyên quyết định sinh con xong mới bàn đến chuyện kết hôn với bố mẹ. Cả hai đều làm ở thành phố lớn, xa gia đình nên chuyện có con trước khi cưới bố mẹ cả hai đều không hề biết. Khi bé con được hơn một tuổi, Kiên mới đưa Quyên về ra mắt bố mẹ mình và ôm theo cả thằng bé. Khỏi phải nói bố mẹ anh tức giận thế nào vì ở nhà, ông bà đã “giẫm” sẵn cho anh một mối ra trò, là con gái một nhà chơi thân với nhà anh từ lâu. Tuy nhiên khi nhìn thấy thằng cháu nội kháu khỉnh thì ông bà tươi tỉnh hẳn. Nhất là khi thằng bé chưa từng được ông bà chăm sóc ngày nào cứ ríu rít đòi theo bên nội. Mẹ Kiên thích lắm, cứ ôm cháu cưng nựng cả ngày. Khi Kiên đưa chuyện cưới xin ra để bàn với bố mẹ, ông bà đồng ý ngay tức khắc.

Bên nhà Quyên thì có khó khăn hơn chút xíu bởi nhà cô vẫn nặng về tư tưởng phong kiến. Việc Quyên có con trước khi lấy chồng được coi là việc làm khiến cả dòng họ chịu ô nhục. Bố mẹ cô giận dữ đến độ làm giấy từ con nhưng nghe mọi người khuyên can lại thêm thằng cháu ngoan nhỏ xinh cả ngày đòi theo ông ngoại, bà ngoại, ông bà nguôi dần. Hai bên thông gia gặp nhau, mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Lễ ăn hỏi diễn ra nhanh chóng và sự chúc phúc của người thân và bạn bè. Tuy nhiên, đám cưới bị hoãn lại vì Kiên và Quyên nhận được hai suất đi tu nghiệp ở nước ngoài trong một năm. Mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng. Thằng cu Việt được gửi lại cho hai nhà nội ngoại chăm sóc. Bà ngoại và bà nội khăn gói từ quê ra ở nhà con để chăm cháu. Những lục đục, xích mích giữa hai nhà thông gia chính thức bắt đầu. Mọi chuyện xoay quanh thằng cu Việt.

Việt mới tập nói. Nó lúc nào cũng “Bà! Bà” vì đây có lẽ là từ dễ nói nhất với con trẻ. Lại thêm việc hai bà lúc nào cũng ở bên nó nên Việt cả ngày cứ gọi bà suốt. Bà nội, bà ngoại giành nhau cả tiếng cháu gọi. Hai bà cãi nhau um lên “thằng cháu gọi tôi chứ không gọi bà”. Việc nấu ăn cho cháu cũng khiến hai bà “chành chọe” nhau. Mỗi người muốn cho cháu ăn theo một khẩu phần riêng. “Tôi nuôi bao nhiêu con rồi. Tôi còn lạ gì cái cách chăm trẻ” – Đó là câu hai bà thường nói với nhau trong mỗi bữa ăn. Cuối cùng mọi việc được quyết định bằng cách Việt sẽ ăn đồ do hai bà nấu, mỗi bà một bữa. Nhưng chưa dừng ở đó, bữa nào Việt ăn của bà nào nhiều hơn thì y như rằng bà còn lại tự ái. Bà ngoại thích cho cháu ở nhà chơi. Bà nội thích đưa cháu ra công viên. Nhân lúc bà ngoại không chú ý, bà cứ thế ôm thằng cu Việt ra công viên rồi ngồi cười khoái chí.

Bà nội luôn có tư tưởng Việt là cháu nhà bà còn nhà ngoại thì chỉ là xa xôi. Nên khi dạy cháu nói, bà dạy từ “ba” chứ nhất quyết không dạy cháu nói “mẹ”. Bà ngoại thì kiên trì dạy cháu đủ cách gọi mẹ: mẹ, má…Căng thẳng nhất là khi hai bà so cháu giống bên nào nhiều hơn. Bà ngoại tranh đôi mắt, nước da. Bà nội thì nói “nó giống họ nhà tôi hết. Cái thông minh, tinh anh của nó cũng lấy bên nhà tôi chứ lấy bên ngoại thì có mà…”. Câu nói bỏ lửng làm bà ngoại tự ái ghê gớm. Nhà bà chỉ có mỗi Quyên là học hành tử tế còn lại đều bỏ dở.

Thông gia nói thế khác nào chê khéo nhà bà không có gen thông minh. Những bực tức tích tụ ngày càng nhiều. Hai bà ghét nhau ra mặt, tới mức chẳng muốn nhìn thấy nhau. Bà nội nhận chăm cháu ngày chẵn, bà ngoại nhận trông ngày lẻ. Ngày lẻ bà nội đi chơi họ hàng rồi hôm sau về để đỡ chạm mặt bà ngoại. Bà ngoại cũng tương tự như thế. Hậu quả của việc ghét móc này sau một năm tu nghiệp trở về, Kiên và Quyên nhận được phán quyết từ hai bà mẹ rằng không đồng ý cho hai đứa cưới nhau.

Mẹ Quyên đảm bảo lấy Kiên thì Quyên sẽ không thể sống một cuộc sống nhàn tản, hạnh phúc được vì “mẹ chồng mày quái thai lắm”. Bà mẹ chồng cũng chẳng vừa. Bà nhất quyết không cho đám cưới được tổ chức. Kiên và Quyên méo mặt nhìn nhau. Ngỡ có đứa con rồi thì chẳng có chuyện bị ngăn cản kết hôn nữa nhưng ai ngờ người tính không bằng trời tính. Giờ hai người vẫn đang vẫn đang vất vả thuyết phục hai bà mẹ để họ có thể đăng kí kết hôn. Thằng cu Việt vẫn chưa có giấy khai sinh. Hai bà mẹ vẫn chưa nguôi cơn tự ái và nỗi niềm thù ghét nhau. Chỉ khổ nhất là 3 người trong cuộc: Kiên, Quyên và con trai họ.

Thông gia ghét nhau, con cái chia lìa

Nga (Thanh Hóa) lớn lên trong sự dạy dỗ và yêu thương của mẹ. Ba là người cô chưa từng gặp mặt bởi ông là người đàn ông đã có gia đình. Nói trắng ra Nga là một đứa con hoang. Nhưng tình yêu của mẹ nhiều tới mức cô chưa từng cảm thấy mình thiếu thốn hay thiệt thòi hơn chúng bạn. Học hành giỏi giang, xinh xắn, Nga có nhiều người theo đuổi. Cô yêu Bách và xác định lâu dài với anh. Ngày đưa Nga về gặp bố mẹ mình, Bách rất lo sợ. Mẹ anh là một người phụ nữ khó tính, đặc biệt với những người con gái có khả năng trở thành con dâu mình. Điều này Bách đã được chứng kiến bởi anh trai anh đã khổ sở khi đưa hết cô này đến cô khác về nhà mà không được mẹ đồng ý. Cuối cùng anh trai phải lấy vợ theo sự sắp xếp của mẹ mà không dám phản kháng. Bách đã dặn rất kĩ Nga để biểu hiện của cô trước mặt mẹ là tốt nhất. Cô gái sợ sệt ra mắt bà mẹ chồng tương lai ghê gớm. Mẹ Bách không biểu hiện thái độ gì. Bà nói gia đình cô sắp xếp thời gian để bà sang thăm.

Mẹ Nga rất quý Bách. Ngày nhà cậu sang chơi, bà chuẩn bị kĩ càng, tự mình ra tận đầu ngõ đứng đậu thông gia. Bà vui vẻ nói chuyện nhưng thông gia giữ nguyên vẻ mặt khinh khỉnh. Con ngõ nhỏ càng đi vào vàng hun hút, mẹ Bách bắt đầu: “Con tôi ba bốn bằng đại học, người thích nó nhiều không đếm hết lấy con bé Nga là thiệt thòi của nó”. Nghe câu ấy, mẹ Nga đã không hài lòng. Con bà cũng có thua kém ai. Vào đến sân, thấy căn nhà hai tầng nhỏ bé, mẹ Bách đã bĩu môi nguýt dài. Trước khi ngồi xuống ghế để nói chuyện, bà lấy giấy ăn chùi đi chùi lại ra chiều coi thường.

Bực tức nhưng mẹ Nga vẫn kiềm lại. Mở đầu bà mẹ ghê gớm không đi vào chuyện của bọn trẻ mà hỏi ngay: “Tôi biết con bé Nga không có bố. Chẳng rõ nó có bị di truyền cái tính trốn chúa lộn chồng của bà không?”. Bị xúc phạm ghê gớm nhưng mẹ Nga vẫn làm mặt lạnh tanh. Bà đứng dậy, nói: “Tôi không có thói quen nói chuyện với người vô văn hóa. Mời bà về cho”. Bà mẹ Bách hằm hằm: “Đừng ra vẻ gia giáo. Tôi nghe người ta nói con bé Nga qua lại với chẳng ít người đâu” rồi lôi trong túi ra một nắm ảnh. Tất cả là hình Nga gặp gỡ người này, người kia với dáng vẻ tươi cười.

Bực mình, bởi bà biết con gái bà làm thêm nghề hướng dẫn viên du lịch, gặp gỡ và tươi cười là yêu cầu của nghề nghiệp nhưng khi Nga về nhà, sẵn cơn giận, bà xả luôn. Rằng con bà giao tiếp không khéo léo, đi đứng không chú ý để người ta đến người ta chửi vào mặt mẹ, rồi bà mẹ chồng thế kia thì có lấy nhau cũng chia tay sớm chứ chẳng hạnh phúc nổi. Rồi bà quả quyết chắc chắn bà sẽ tìm được cho con gái một chốn để dựa vào hơn gấp vạn lần người yêu hiện tại. Nhưng muốn là cho thông gia “hụt” điên tiết, mẹ Nga cứ ra sức vun vào cho con gái. Bà nói nếu bên nhà trai không đồng ý cũng không sao, bà sẽ lo liệu đám cưới đẹp đẽ cho hai đứa. Mẹ Nga càng vun vào thì mẹ Bách càng tìm cách để giãn ra và cuống quýt giới thiệu cô này cô kia cho con trai. Tình cảm của Nga và Bách vì thế cứ nhạt nhòa dần. Bách bận rộn với việc xem mặt. Nga mệt mỏi với trò đấu trí của hai bà mẹ. Những yêu thương tự biến mất. Họ thấy chẳng còn cần nhau trong cuộc đời. Những ước mộng đẹp đẽ về tương lai tan biến. Chỉ có hai bà mẹ là hả hê, vui sướng.

Một cuộc hôn nhân khi bắt đầu một điều quan trọng nhất vẫn là tình yêu của người trong cuộc. Đó là thứ tạo nên hạnh phúc và sự bền chặt. Những vị phụ huynh vì thương con, mong cho con được ấm êm trong cuộc hôn nhân của mình mà vô tình thương yêu không đúng cách. Vì những tự ái cá nhân, sự sĩ diện tạo ra những tranh cãi với nhà thông gia, họ phá vỡ tình yêu của con trẻ. Để mặc cho những buồn bã trĩu nặng tâm hồn và vương trên mặt môi con yêu, họ quyết phá đám cưới bằng mọi cách và vẫn luôn cho rằng mình đúng. Hãy bỏ qua tất cả những thứ ngoài lề, hãy chỉ quan tâm tới hạnh phúc của con mình dù có bất hòa với thông gia tương lai tới mức nào, để rồi khi tình yêu của con kết lại trong lành, các bố, các mẹ sẽ thấy mình hạnh phúc tới nhường nào khi con có chỗ dựa vững chắc, ấm êm và đầy thương yêu. Khi ấy những xích mích với thông gia sẽ bỗng nhiên tan biến, nó nhẹ tênh, như bọt nước trôi nổi bởi tình yêu đẹp hơn rất nhiều những thứ ấy…


Trang Chủ:Hinhnenso1.com
Đang xem:1
Hôm nay:1
Tổng số:375
Powered by Xtgem - 2012
Hinhnenso1.com
Liên Hệ .